Hỗ trợ trực tuyến
support yahoo support skype
Hotline:
0966.291.010

Bệnh Sởi (B05)

 

  1. ĐẠI CƯƠNG
  • Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi thuộc họ Paramyxovirus gây nên.
  • Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng có thể gây tử vong.
  • Bệnh chỉ gặp ở người, chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc người lớn do chưa được tiêm phòng vaccine đầy đủ.
  1. LÂM SÀNG
  • Giai đoạn ủ bệnh: 6 – 21 ngày (trung bình 10 ngày)
  • Giai đoạn khởi phát: 2 – 4 ngày. Người bệnh sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5 – 1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên), hạt Koplik xuất hiện trong 12 – 72 giờ đầu, thường mất khi phát ban

  • Giai đoạn toàn phát: kéo dài 2-5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3 – 4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần

 

soi2

  • Giai đoạn hồi phục: ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban
  1. CẬN LÂM SÀNG
  • Công thức máu thường thấy giảm bạch cầu và có thể giảm tiểu cầu
  • X-quang phổi có thể thấy viêm phổi kẽ. Có thể tổn thương nhu mô phổi khi có bội nhiễm
  1. CHẨN ĐOÁN

Dựa vào 3 yếu tố:

  • Yếu tố dịch tễ: có tiếp xúc với BN sởi, có nhiều người mắc bệnh sởi cùng lúc trong gia đình hoặc trên địa bàn dân cư
  • Lâm sàng: sốt, ho, viêm long (đường hô hấp, kết mạc mắt, tiêu hóa), hạt Koplik và phát ban đặc trưng của bệnh sởi
  • Xét nghiệm phát hiện có kháng thể IgM đối với virus sởi
  1. BIẾN CHỨNG
  • Yếu tố nguy cơ dễ bị biến chứng nặng của sởi: trẻ nhỏ, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, thiếu vitamin A,…
  • Do virus sởi: viêm phổi kẽ thâm nhiễm tế bào khổng lồ, viêm thanh khí phế quản, viêm cơ tim, viêm não, màng não cấp tính
  • Do bội nhiễm: viêm phổi (tỉ lệ khoảng 6%, là biến chứng dễ gây tử vong thường gặp nhất), viêm tai giữa (tỉ lệ 5 – 10% những ca sởi),…
  • Viêm não
  • Do điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc kém: viêm loét hoại tử hàm mặt, viêm loét giác mạc gây mù lòa, suy dinh dưỡng...
  1. ĐIỀU TRỊ
  • Nguyên tắc điều trị:
    • Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ, tăng cường dinh dưỡng
    • Người bệnh mắc sởi cần được cách ly
    • Phát hiện và điều trị sớm biến chứng
    • Không sử dụng corticoid khi chưa loại trừ sởi
    • Điều trị biến chứng nếu có
  1. PHÒNG BỆNH
  • Phòng bệnh chủ động bằng vaccine:
    • Thực hiện tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia
    • Lịch chủng ngừa sởi:
      • Mũi 1: 9 tháng tuổi
      • Mũi 2: 15 – 18 tháng
      • Có thể lặp lại mũi 3 lúc 4 – 6 tuổi
    • Virus sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, vắc xin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc

 

 

 

 


Người viết : Tổ T3G

Go to Top
Đặt Khám Online