1. Giảm muối .
Hạn chế tối đa lượng muối , không châm nước mắm, nước tương. Không nên ăn các loại thực phẩm như dưa cải muối, cà muối, đồ khô, cá khô.. Các bác sĩ khuyến cáo, những người mắc bệnh về thận cần phải ăn nhạt và không nên ăn quá 2 - 4g muối mỗi ngày.
2. Hạn chế ăn chất đạm .
Ví dụ : Cua, sò, ốc, thịt đỏ …
Vì việc chuyển hóa đạm trong cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất độc hại, các chất này được lọc qua thận gây quá tải và tổn thương thận. Hạn chế dùng dầu mỡ trong chế biến thức ăn, nên chọn phương pháp chế biến là luộc hay nướng.
3. Hạn chế thức ăn giàu Kali .
Hàm lượng Kali cao chất này có thể gây nguy hiểm và khiến tim ngừng đập. Kali có nhiều trong những thực phẩm như: đậu nành, chuối, nho, trái cây khô, chocolate, cá hồi,...
4.Cần phải hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều phospho như: phô-mai, gan, các loại đậu,... Khi hàm lượng phospho trong cơ thể quá nhiều có thể gây suy thận, đau tim và những bệnh liên quan tới xương.
5.Không nên ăn các đồ kích thích như ớt,
hạt tiêu, hành, tỏi; không ăn thức ăn chua, không ăn các loại nấm, không nên ăn các thức ăn chế biến sẵn như thịt cá đóng hộp, thịt cá xông khói,... Không nên uống rượu, bia, các loại nước khoáng, đặc biệt là nước khoáng có nhiều natri. Có thể uống các loại nước như nước mưa đun sôi, nước hoa quả tươi,...
6. Các thức ăn tốt cho bệnh nhân thận như gạo, bánh mì không có muối, mì ống, khoai tây và các loại rau khác.
Người bệnh thận có thể uống sữa dành riêng cho bệnh nhân suy thận mạn , không hạn chế các thức ăn chay. Nên ăn các loại trái cây tốt cho thận như táo, dưa hấu, lê,....
Một số loại rau củ nên ăn: bầu, mướp, bí xanh, bí đỏ, rau họ cải…..