HƯỞNG ỨNG NGÀY SỨC KHỎE THẬN THẾ GIỚI (14/03/2025)
HƯỞNG ỨNG
NGÀY SỨC KHỎE THẬN THẾ GIỚI (14/03/2025)
Ngày sức khỏe thận Thế Giới 2025” (World Kidney Day - viết tắt WKD) là một chiến dịch nâng cao nhận thức sức khỏe toàn cầu tập trung vào tầm quan trọng của thận và nhằm tăng cao ý thức đề phòng để làm giảm tần số, tác động của bệnh thận và các vấn đề sức khỏe liên quan trên toàn thế giới.
Chiến dịch được tổ chức hàng năm vào ngày thứ năm thứ 2 của tháng ba tại hơn 100 quốc gia trên 6 lục địa, bắt đầu từ năm 2005. Năm nay 2025, sẽ là vào ngày thứ sáu 14/3.
Nguyên nhân chủ yếu do các bệnh lý tại thận, tăng huyết áp và đái tháo đường. Tiến triển của bệnh thận mãn tính dẫn đến suy thận mãn tính, làm mất chức năng thận và phải dùng các biện pháp điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận. Tuy nhiên, thận là một bệnh có thể kiểm soát được và bệnh nhân sẽ có cuộc sống bình thường nếu bệnh nhân được điều trị, kiểm soát tố
8 nguyên tắc vàng phòng ngừa bệnh thận
1. Tập thể dục: Điều này có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng, giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính.
2. Ăn uống lành mạnh: Điều này có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng, phòng các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim và các tình trạng khác liên quan đến bệnh thận mạn tính.
3. Kiểm soát lượng đường trong máu: Khoảng một nửa số người mắc bệnh đái tháo đường bị tổn thương thận, tuy nhiên điều này có thể được ngăn chặn hay hạn chế nếu bệnh đái tháo đường được kiểm soát tốt.
4. Kiểm soát huyết áp của bạn: Huyết áp cao có thể làm hỏng thận của bạn. Do đó, nguy cơ có thể giảm bớt khi kiểm soát tốt huyết áp.
5. Uống đủ nước: Thông thường, khoảng 2 lít nước mỗi ngày cho một người khỏe mạnh trong điều kiện khí hậu dễ chịu. Lưu ý: Lượng chất lỏng nạp vào có thể cần phải được điều chỉnh nếu bạn mắc bệnh thận, tim hoặc gan.
6. Không hút thuốc: Hút thuốc lá làm chậm lưu lượng máu đến thận. Khi lượng máu đến thận ít hơn, nó có thể làm giảm khả năng hoạt động bình thường của thận. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ ung thư thận khoảng 50%.
7. Không uống thuốc chống viêm/giảm đau thường xuyên: Các loại thuốc thông thường như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) hay thuốc giảm đau (ví dụ ibuprofen) có thể gây hại cho thận nếu dùng thường xuyên.
8. Kiểm tra chức năng thận nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố “nguy cơ cao”: Các yếu tố này bao gồm: có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, tiền sử gia đình mắc bệnh thận.

Người viết : Tổ Truyền thông giáo dục sức khỏe (T3G) Bệnh viện huyện Nhà Bè
|
|